Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tphcm

Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tphcm

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng ở tphcm

Thuốc trị ho Pharcoter có thể dùng cho trẻ em

Pharcoter được chỉ định điều trị ho có đờm, ho khan, ho do gió lạnh hoặc viêm phế quản, khí quản ở người lớn cùng trẻ trên 5 tuổi. Thuốc có những tương tác với các thuốc dùng chung cần lưu ý. Vì vậy, bệnh nhân cần nắm các thông tin cơ bản để hạn chế tối đa những rủi ro, không đảm bảo cho sức khỏe.

ĐÔI NÉT THÔNG TIN VỀ THUỐC PHARCOTER

Đây là thuốc thuộc nhóm đường hô hấp, điều chế ở dạng viên nén.

Thành phần của thuốc

Thành phần chính

- Terpin hydrat: 100 mg: hoạt chất thuộc dòng thuốc giảm đau gây buồn ngủ Opioid, nó mang lại tác động mạnh gây ức chế trung tâm ho ở hành não.

- Codein base: 10 mg: có công dụng kích thích tăng tiết dịch ở các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp. Từ đó làm khơi thông dịch tiết ở khí phế quản, giải  phóng lông mao phế quản giúp đẩy đờm ra ngoài một cách dễ dàng, đồng thời giảm sự khó chịu của đờm lên niêm mạc đường hô hấp giúp thông thoáng cổ họng và dịu cơn ho một cách tự nhiên.

Tá dược

Bao gồm thành phần tinh bột sắn, gelatin, magnesi stearat,…

Giá bán thuốc Pharcoter

Pharcoter là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm TW1 (Pharbaco) và phân phối tại những cửa hàng thuốc Tây cùng cơ sở khám chữa bệnh trên khắp các tỉnh thành cả nước. Thuốc có giá bán như sau:

- Lọ thuốc Pharcoter 400 viên: 480.000 đồng/ lọ

- Hộp thuốc Pharcoter theo vỉ, 10 vỉ x 10 viên: 150.000 đồng/ hộp

Mức giá này sẽ thay đổi tùy theo thời gian mua cũng như địa chỉ bán.

Công dụng của Pharcoter

Như đã đề cập ở trên, Pharcoter là thuốc nằm trong nhóm có tác dụng lên đường hô hấp nhờ 1 thành phần chính của nó là Terpin hydrat và Codein base. Vì vậy, Pharcoter được chỉ định cho những triệu chứng ho sau:

- Ho khan

- Ho gió

- Ho có đờm

- Ho do bị viêm khí quản cấp, mãn tính

- Ho do bị viêm phế quản cấp, mãn tính

Chống chỉ định với đối tượng

Pharcoter chống chỉ định dùng đối với những trường hợp sau đây:

- Người dị ứng, quá mẫn cảm với thành phần có trong thuốc Pharcoter nêu ở trên

- Người bị suy hô hấp

- Người đang mắc hen phế quản cấp, mãn tính

- Người ho do hen suyễn

- Đối tượng là mẹ bầu hoặc có dự định mang thai và người đang cho con bú.

- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Còn có một số đối tượng khác chống chỉ định với Pharcoter nhưng không được liệt kê đầy đủ. Vì vậy, bạn hãy trao đổi thêm cùng bác sĩ chuyên môn để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả

Cách dùng

Thuốc Pharcoter được dùng theo chỉ dẫn từ nhà sản xuất được in trên bao bì hay theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn. Đây là loại thuốc dùng chủ yếu qua đường uống, không nhai hay ngậm thuốc.

Cách dùng thuốc tốt nhất là uống cùng cốc nước lọc lớn, tránh dùng cùng với rượu. Đồng thời, bệnh nhân không được thay đổi liều lượng nếu chưa nhận sự đồng ý từ người có chuyên môn. Tránh dùng thuốc thiếu hay quá liều để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn.

Liều lượng dùng thuốc

- Dùng cho người lớn: Mỗi lần dùng 1 viên, ngày dùng 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và tối. Tối đa mỗi ngày có thể dùng 9 viên.

- Dùng cho trẻ trên 5 tuổi: Mỗi lần dùng 1 viên và ngày dùng 1 – 2 lần phụ thuộc vào tình trạng của trẻ.

- Dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi: Hiện chưa có chỉ định và báo cáo chứng minh hiệu quả, mức độ an toàn của thuốc Pharcoter với nhóm đối tượng này. Vì vậy, nếu muốn dùng thuốc cho trẻ, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ càng.

Nên bảo quản thuốc như sau

Đối với mỗi loại thuốc sẽ có cách cất giữ khác nhau. Thông thường, thuốc Pharcoter được khuyên nên bảo quản trong hộp kín, nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng. Tuyệt đối tránh việc cất giữ thuốc trong tủ lạnh, phòng tắm hay để gần với tầm tay trẻ nhỏ.

Những sản phẩm quá hạn dùng, có dấu hiệu bị hư hỏng, nấm mốc thì cần được xử lý theo đúng cách. Về cách xử lý hãy tham khảo thêm từ nhân viên y tế, không được tự ý vứt thuốc vì có thể gây ô nhiễm môi trường.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM ĐỐI VỚI THUỐC PHARCOTER

Khuyến cáo cần biết

- Đối tượng bị hen, bị khí phế thũng, nhất là người bị bệnh nung mủ phổi hay viêm phế quản, khạc đờm mủ,... thì phải hết sức thận trọng nếu dùng Pharcoter.

- Người bị suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận phải cẩn trọng nếu dùng loại thuốc trị ho này. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có liều lượng phù hợp cho bản thân từng người.

- Không dùng thuốc cùng với bia và rượu cũng như những chất kích thích khác. Vì thành phần trong thuốc có thể tác dụng với bia rượu làm tăng tác dụng phụ tới thần kinh trung ương, gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ tới người bệnh. Đồng thời cũng nên thận trọng nếu dùng Pharcoter cho người có tiền sử nghiện rượu.

- Những đối tượng mang thai hay đang cho con bú hiện chưa có báo cáo chi tiết về mức độ an toàn, hiệu quả khi dùng Pharcoter. Chính vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này thì chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và thai nhi.

- Khi dùng Pharcoter, bạn có thể gặp triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ. Vì vậy phải hạn chế việc điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc phức tạp.

Chú ý tác dụng phụ

Dùng thuốc Tây y rất khó có thể tránh khỏi các tác dụng phụ, và với Pharcoter cũng vậy. Tuy nhiên, triệu chứng phản ứng phụ và mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thậm chí có người không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.

Dưới đây là những biểu hiện ngoại ý thường gặp khi dùng thuốc Pharcoter:

- Đau đầu

- Buồn nôn, nôn mửa

- Chóng mặt

- Tiêu chảy

- Bí đái hoặc đái ít

- Táo bón

- Nhịp mạch không ổn định

- Co thắt phế quản

- Hạ huyết áp thế đứng

- Kích ứng da như phát ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay

Bên cạnh những tác dụng phụ trên, khi gặp bất cứ triệu chứng lạ nào bạn cũng nên hỏi bác sĩ ngay để được hướng dẫn khắc phục đúng cách.

Tương tác với các loại thuốc khác

Có những thuốc biệt dược tương tác với Pharcoter dẫn đến tình trạng ức chế hoạt động của thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ. Đó là những loại thuốc sau: Thuốc chứa chất ức chế đến thần kinh trung ương, Aminophylin, Thuốc chứa dẫn chất morphine, Amoni clorid,...

Narihealthy

 

Share this post

Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:

Comment on this post

Follow my blog with Bloglovin